Thời hạn của thẻ tạm trú phụ thuộc vào yếu tố nào?
Trước tiên, cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam. Thời hạn thẻ tạm trú sẽ được linh động từ 1 đến 5 năm. Căn cứ vào nhiều điều kiện, yếu tố mà mỗi người được xét duyệt và cấp thẻ tạm trú với thời hạn khác nhau.
Thẻ tạm trú là một thị thực đặc biệt như một visa dài hạn, cho phép người sở hữu có thể ở Việt Nam trong thời hạn ít nhất là 1 năm và cao nhất là 5 năm. Sự chênh lệch về thời hạn của thẻ tạm trú dựa vào các yếu tố sau:
1. Thời hạn còn lại của Hộ chiếu (Passport): Theo quy định, thời hạn của hộ chiếu không quá 10 năm. Tuy nhiên, khi bạn có ý định xin cấp thẻ tạm trú thì thờii hạn hộ chiếu của bạn phải còn tối thiểu 13 tháng.
2. Thời hạn giấy phép lao động: Việc xin thẻ tạm trú sẽ phụ thuộc vào hợp đồng lao động của doanh nghiệp với lao động nước ngoài. Trong trường hợp thời hạn lao động kéo dài khoảng 1 năm thì doanh nghiệp nên tiến hành xin thẻ tạm trú 1 năm cho người lao động nước ngoài.
3. Đối tượng sở hữu thẻ tạm trú:
- Thẻ tạm trú có kí hiệu PV1, LĐ : 1 - 2 năm
- Thẻ tạm trú có kí hiệu NN1, NN2, TT: 3 năm
- Thẻ tạm trú có kí hiệu NG3, LV1, LV2, ĐT, DH: 5 năm
Trong đó:
PV1: Phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam
LĐ: Người lao động
NN1: Trưởng văn phòng đại diện, tổ chức quốc tế, phi chính phủ.
NN2: Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh công ty nước ngoài
TT: Người nước ngoài là vợ, chồng con dưới 18 tuổi của người nước ngoài cấp visa ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
NG3: Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, đại diện Liên hợp quốc, đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
LV1: Người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
LV2: Người vào làm việc với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
ĐT: Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam
DH: Người vào thực tập, học tập.
Trên đây là giải đáp của HD Luật về thẻ tạm trú và visa. Nếu bạn có nhu cầu muốn cấp thẻ tạm trú và visa mà không cần phải tự mình đi làm thì hãy để HD Luật giúp bạn.
Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!