Đang gửi...

PHÂN BIỆT DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT VÀ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Cập nhật: 08/09/2023

Doanh nghiệp chế xuất doanh nghiệp sản xuất là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn trong thực tế. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt rõ hai khái niệm này và biết được những ưu đãi của chúng.

1. Doanh nghiệp chế xuất

1.1. Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.

1.2. Đặc điểm

  • Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất;
  • Doanh nghiệp chế xuất được phân khu trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất,phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thng tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải là khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Ngoại trừ các trường hợp không phải làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan như sau:
  • Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định áp dụng đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế;
  • Vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của người lao động làm việc tại doanh nghiệp chế xuất không phải thực hiện quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng được lựa chọn thực hiện hoặc không phải thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.

1.3. Ưu đãi của doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan đăng ký.

2. Doanh nghiệp sản xuất

2.1. Doanh nghiệp sản xuất là gì?

Doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp chuyên về các hoạt động sản xuất, tạo ra những sản phẩm hàng hóa nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất là mắt xích quan trọng, then chốt trong chuỗi vận hành kinh tế: sản xuất, phân phối và tiêu dùng.

2.2. Đặc điểm

  • Doanh nghiệp sản xuất là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, khác với những loại hình doanh nghiệp khác như công ty thương mại;
  • Doanh nghiệp sản xuất là tên gọi chung cho tất cả những doanh nghiệp chuyên về hoạt động sản xuất – cung cấp sản phẩm. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp đều có những ngành nghề, sản phẩm khác nhau để phục vụ nhu cầu con người;
  • Dựa vào nhu cầu của thị trường, mỗi doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
  • Doanh nghiệp sản xuất đều bắt đầu từ quy trình: kết hợp nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, năng lượng và các yếu tố khác để tạo nên thành phẩm. Quy trình sản xuất là một chuỗi những công việc tiến hành theo thứ tự nhất định để tạo nên sản phẩm;
  • Doanh nghiệp sản xuất thường sẽ lựa chọn một trong các loại hình sau: Công ty sản xuất và thương mại; Công ty sản xuất thương mại và xuất nhập khẩu; Công ty sản xuất và chế biến; Công ty sản xuất và dịch vụ; Công ty sản xuất thương mại và dịch vụ;
  • Mỗi doanh nghiệp sản xuất sẽ lựa chọn mỗi ngành nghề sản xuất và sẽ có mã ngành khác nhau, doanh nghiệp sản xuất đăng ký kinh doanh với ngành nghề yêu cầu sẽ được cấp một mã ngành thương ứng theo quy định. Danh mục mã ngành nghề sản xuất phổ biến hiện nay gồm: Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác; sản xuất thảm, chăn, đệm; sản xuất các loại dây bện và lưới; sản xuất sản phẩm từ da lông thú; sản xuất giày, dép; sản xuất bột giấy, giấy và bìa;…

2.3. Ưu đãi của doanh nghiệp sản xuất

  • Hiện nay theo Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định đối tượng không chịu thuế GTGT trong đó có chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao;
  • Khi doanh nghiệp sản xuất phần mềm sẽ được hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN. Căn cứ Nghị định 2018/2013/NĐ-CP đối với công ty hoạt động kinh doanh lĩnh vực sản xuất phần mềm sẽ được hưởng ưu đãi thuế xuất 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp. Tuy nhiên không phải công ty nào trong lĩnh vực sản xuất phần mềm cũng được hưởng ưu đãi thuế mà chỉ những công ty đáp ứng được điều kiện thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực phần mềm mới được hưởng ưu đãi;
  • Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc được phép đầu tư.

Lưu ý: Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế. Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt hành chính theo quy định.

Như vậy, đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất phần mềm không chỉ được hưởng chính sách miễn giảm thuế GTGT mà còn được hưởng các ưu đãi về thuế TNDN.

Trên đây, chúng tôi đã làm rõ doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp sản xuất theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 02462.930.982 – 0988073181 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!