Đang gửi...

BẠN ĐÃ BIẾT GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN KHÁC NHAU NHƯ NÀO CHƯA?

Cập nhật: 15/09/2022

 

 

Giải thể và phá sản là những thuật ngữ phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên, hẳn có rất nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa giải thể và phá sản. Về hậu quả pháp lý, giải thể và phá sản đều làm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, bị thu hồi con dấu, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản (thuế, nợ, quyền lợi người lao động...) theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, do bản chất hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau nên giữa giải thể và phá sản luôn có nhiều điểm khác biệt để phân biệt giữa chúng.

1. Luật điều chỉnh

Giải thể: Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Phá sản: Luật phá sản 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Các trường hợp thực hiện

Giải thể: 

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Phá sản:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

- Bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

3. Người có quyền yêu cầu

Giải thể:

Chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ đông => Những người đứng đầu trong công ty.

Phá sản:

- Chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ đông, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Chủ nợ, người lao động, công đoàn;

- Cổ đông hoặc các nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong 06 tháng liên tục (trường hợp dưới 20% thì có quyền nếu Điều lệ công ty quy định).

- Thành viên hợp tác xã, người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hợp tác xã.

4. Nơi thực hiện thủ tục

Giải thể: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phá sản: Tòa án nhân dân

5. Hậu quả pháp lý

Giải thể: Doanh nghiệp bị xóa tên và chấm dứt sự tồn tại.

Phá sản: Doanh nghiệp bị xóa các thông tin, chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục hoạt động bằng cách tái cơ cấu, thay đổi chủ sở hữu.

Hy vọng thông qua bài viết này của chúng tôi, Quý khách đã có thể hiểu rõ hơn và phân biệt được giữa giải thể và phá sản. Nếu Quý khách có vấn đề gì còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0988073181 hoặc email doanhnghiep@hdluat.com. Chúng tôi rất sẵn lòng để giải đáp những câu hỏi của Quý khách!