Đang gửi...

Điều kiện cấp Giấy phép đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Cập nhật: 21/12/2018

1. Căn cứ pháp lý

- Luật số 72/2006/QH 11: Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Nghị định 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Điều kiện cấp Giấy phép đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

- Có đề án hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm những nội dung:

+ Tên giao dịch, địa chỉ giao dịch, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn và cơ cấu vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đại diện doanh nghiệp theo uỷ quyền, vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp đang hoạt động)

+ Phương án tổ chức bộ máy hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

+ Dự kiến thị trường đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, ngành nghề đưa lao động đi, địa bàn tuyển chọn lao động;

+ Phương án tuyển chọn người lao động, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động , người quản lý lao động làm việc ở nước ngoài;

+ Phương án tài chính để thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

- Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ:

+ Mức tiền ký quỹ là 01 tỷ đồng. Trường hợp tiền ký quỹ được sử dụng để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền ký quỹ được sử dụng, doanh nghiệp phải nộp bổ sung cho đủ mức tiền ký quỹ theo quy định;

+ Doanh nghiệp ký quỹ tại Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

+ Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Xem thêm báo giá chi tiết tại: Dịch vụ về Giấy phép con

Nếu quý khách còn thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ với công ty chúng tôi

CÔNG TY TNHH HD LUẬT - HD LAW LLP

Hân hạnh được hợp tác với Quý khách!