Đang gửi...

NHỮNG LƯU Ý KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

Cập nhật: 28/07/2020

1. Tên công ty:

- Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu nhưng phải phát âm được và phải có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng doanh nghiệp.

- Không đặt tên trùng hoặc tên dễ gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký.

- Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

2. Loại hình doanh nghiệp :

- Công ty TNHH 2 Thành Viên trở lên: Loại hình công ty có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn, các bạn xác định số thành viên thực tế của mình là bao nhiêu để có thể lựa chọn loại hình, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.

- Công ty TNHH 1 Thành Viên: Đây là loại hình công ty do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Nếu các bạn có 1 thành viên thì nên lựa chọn loại hình công ty này.

- Công ty Cổ Phần: Loại hình doanh ngiệp từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), công ty cổ phần không hạn chế tối đa số lượng cổ đông do vậy có thể tận dụng tối đa để phát hành cổ phần huy động vốn cho doanh nghiệp, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.

Ngoài ra, theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2020, Quý khách có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh. Tuy nhiên, hiện này 2 loại hình này không còn phổ biến.

3. Địa chỉ thành lập công ty:

- Địa chỉ trụ sở của công ty là nơi giao dịch kinh doanh do vậy trước khi thành lập Quý khách cũng phải biết được nơi nào được phép đặt trụ sở và nơi nào không được tùy theo quy hoạch phát triển của địa phương, và quy hoạch đặc thù từng vùng.

-  Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

4. Ngành nghề kinh doanh:

- Ngành nghề mà công ty dự định kinh doanh phải phù hợp. Thành lập công ty có thể kinh doanh không giới hạn số lượng ngành nghề mà nhà nước cho phép hoạt động .

5. Chức danh của người đại diện công ty:

Trước khi thành lập công ty bạn cần xác định phải có người đại diện pháp luật để điều hành hoạt động công ty. Đó có thể là giám đôc hoặc tổng giám đốc.

- Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp phải thường trú tại Việt nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

- Người đại diện của doanh nghiệp là người nước ngoài (bao gồm cả kiều bào) phải thường trú tại Việt Nam đồng nghĩa với việc phải có thẻ thường trú tại Việt Nam.

6. Vốn điều lệ khi thành lập công ty:

Thành lập công ty điều phải đăng ký mức vốn điều lệ, đảm bảo chịu trách nhiệm với số vốn đăng ký. Vốn điều lệ không phải chứng minh với bất cứ tổ chức nào, vốn điều lệ để căn cứ đóng thuế môn bài hàng năm của doanh nghiệp. Để biết thông tin chi tiết về vốn điều lệ, bạn có thể tham khảo tại đây.\

Qúy khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ : 

Công ty TNHH HD Luật  - Hotline: 0965.904.982